Hội An những điều bạn chưa biết

Thành phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng về phía nam khoảng 30km. 
Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm buôn bán thương đầu tiên của Việt Nam với các nước trên thế giới, một trong những thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan …
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở hơn 200 năm , hội quán của người Trung Hoa , đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ lâu đời.
Ngoài những di tích lịch sử nơi đây còn lưu giữ và phát triển rất nhiều làng ngề truyền thống như nghề làm đèn lồng, làng gốm thanh hà, làng rau trà quế, làng đúc đồng phước kiều…
Sự giao lưu buôn bán và định cư của ngươi nước ngoài làm cho phong tục tập quán và nghi lễ thờ cúng rất phong phú như tục thờ các vị thần bảo trợ như Thiên Hậu, Quan Công, Bảo Sinh Đại Đế, Quan Âm Bồ Tát. Họ thường xuyên tổ chức các kỳ lễ hội hay sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng khác trong các ngày vía thần như tết Nguyên Tiêu (16/1 âm lịch), Thanh Minh (tháng 3 âm lịch), Đoan Ngọ 5/5.
Đặc biệt nơi đây có một đêm hội được tổ chức hằng tháng vào tối 14 âm lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được sống trong bầu không khí mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An đó là đêm hội thả đèn hoa đăng cầu chúc cho gia đình và bạn bè được may mắn, lúc bây giờ du khách cũng không còn nhìn thấy ánh đền điện mà chìm trong không gian huyền ảo của đèn lồng, không có tiếng máy của xe lúc bây giờ du khách sẽ được quay về với một sự bình yên nhất.
Ngoài ra ẩm thực Hội An phong phú như ngày hôm nay cũng là do truyền thống lịch sử lâu đời của người dân bản địa cùng với đó là sự giao lưu văn hóa phương tây tạo nên những món ăn ngon như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai, xí mà phủ, tàu phớ…từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức. Cuộc sống đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều được trân trọng giữ gìn... Đặc biệt là dân ca bài chòi hội ăn hay trò chơi dân ca đập niêu hay đố vui dân gian…
Chính vì vây tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakesh (Maroc), Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi tên Hội An vào danh mục các Di sản Văn hoá Thế giới.

Nhận xét